1. Ngồi Học Đúng Tư Thế:
- Ngồi thẳng lưng, 2 chân khép, 2 bàn chân để sát nền nhà, đầu cúi khoảng 10-15 độ, không được cúi gằm mặt, áp má lên bàn học. GIữ khoảng cách lý tưởng. Học sinh cấp III khoảng 35cm, cấp II khoảng 30 cm, cấp I khoảng 25cm.
- Trẻ cần ngồi học cách bàn một khoảng cách được tính từ đầu ngón tay chỏ và ngón tay cái cong lại tới cùi trỏ, khi ngồi trước màn hình máy tính thì khoảng cách từ mắt tới màn hình không ngắn hơn chiều dài một cánh tay.
-nNgồi học sai tư thế khiến trẻ mỏi mắt, hoa mắt chóng mặt, đau nhức cột sống cổ. Về lâu dài, mắt có nguy cơ cận thị hoặc tăng nhanh độ cận.
2. Học Bài Ở Trong Môi Trường Đủ Ánh Sáng
- Ánh sáng yếu, mạnh hay màu vàng đều khiến mắt điều tiết nhiều. Tốt nhất, trẻ nên ngồi học nơi đủ ánh sáng tự nhiên và nhân tạo để bảo vệ đôi mắt. Ánh sáng dùng làm việc gần phải có cường độ lớn gấp 3 lần cường độ ánh sáng trong phòng. Cường độ ánh sáng tối thiểu để làm việc gần là 200 Lux nhưng tối đa không quá 500 Lux.
- Buổi tối, ngoài ánh sáng trong phòng cần một ngọn đèn có công suất thấp để bàn chiếu từ sau qua vai hơn là chiếu từ phía trước để tránh phản xạ vào mắt.Nên kết hợp giữa 1 đèn bóng tròn ( ánh sáng đỏ) và 1 đèn ống ( ánh sáng trắng ).
- Khi ngồi trước màn hình vi tính, để giảm thiểu ánh sáng chói phản xạ từ máy tính có thể nâng cấp màn hình hoặc đeo kính phủ lớp phản quang
3. Nghỉ Ngơi Thị Giác Từng Lúc
- Đây là động tác tương đối đơn giản nhưng khá hữu hiệu để làm giảm căng thẳng do nhìn gần quá lâu. Theo cách 20-20, tức là cứ mỗi 20 phút làm việc gần, chúng ta nhìn xa 1 khoảng 20 feet tức 6m.
- Sau mỗi tiết học để mắt nghỉ ngơi 2 đến 3 phút và massage bằng cách dùng ngón tay xoay nhẹ nhàng vòng quanh mắt, vuốt nhẹ vùng bầu mắt và day giữa 2 chân mày sẽ giúp mắt được thư giãn và làm việc hiệu quả hơn.
4. Chế Độ Dinh Dưỡng Hợp Lý
- Trẻ từ 10 tuổi trở lên uống 2 lít nước và ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để mắt thêm khỏe mạnh. Đồng thời nên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời giúp mắt nhìn xa và thư giãn.
- Cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như: cà rốt, cà chua, gấc, lòng đỏ trứng gà; vitamin B: ngũ cốc, rau xanh; Omega: cá hồi, cá ngừ.
5. Khám Mắt Định Kỳ
- Khi thấy các triệu chứng của tật khúc xạ như nheo mắt, mỏi mắt, đau đầu chóng mặt… cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nhãn khoa.
- Nếu được chẩn đoán mắc tật khúc xạ, trẻ cần đeo kính đúng số, tái khám định kỳ 6 tháng một lần.
6. Vệ Sinh Kính Mắt
- Khi ra ngoài đường, trẻ nên đeo kính bảo vệ để tránh gió, bụi
- Hàng ngày nên vệ sinh kỹ các loại kính thuốc bằng nước rửa kính để tránh viêm nhiễm và kính nhĩn rõ hơn.