Thuyết trình, làm việc nhóm và tham gia các hoạt động ngoại khóa là 3 hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT nhanh chóng và hiệu quả. Giao tiếp tốt được coi là tiền đề, bước đệm giúp học sinh THPT tự tin và dễ dàng hòa nhập hơn ở môi trường tương lai.
Thuyết trình – cách giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT hiệu quả nhất
Thực tế cho thấy, những học sinh được rèn luyện kỹ năng thuyết trình ở bậc THPT sẽ tự tin và dễ dàng hòa nhập hơn ở môi trường Đại học hay đạt được nhiều thành công hơn trong các công việc sau này.
Việc thuyết trình trước một nhóm đông người thật sự là một thử thách khó khăn ngay cả với những diễn giả – những người thường xuyên phải nói trước đám đông. Hoạt động thuyết trình cung cấp cho học sinh THPT những kỹ năng cơ bản để áp dụng trong giao tiếp. Thông qua thuyết trình, học sinh sẽ rút ra được những kinh nghiệm về cách nói trước đám đông: định hình phong cách, lời nói, cử chỉ hành động, rèn luyện ngôn ngữ cơ thể khi đứng trước lớp để bài nói trở nên hấp dẫn.
Bên cạnh đó, để có một bài thuyết trình tốt, việc chuẩn bị về nội dung và dự đoán các tình huống có thể xảy đến là không thể thiếu. Học sinh THPT nếu được tham gia hoạt động thuyết trình thường xuyên còn có thể học được tính nghiêm túc, cẩn thận trong từng cử chỉ và lời nói – là điều cực kì quan trong để giao tiếp thành công.
Ngoài ra, trong quá trình thuyết trình, học sinh sẽ phải quan sát biểu hiện của người nghe để điều chỉnh bài nói của mình phù hợp – đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp việc giao tiếp thành công.
Làm việc nhóm
Tại sao làm việc theo nhóm lại giúp ích cho việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT? Nếu hoạt động thuyết trình giáo dục học sinh khả năng giao tiếp trước một nhóm đông người thì làm việc nhóm giáo dục học sinh cách giao tiếp trong một nhóm nhỏ, cách làm việc với các thành viên trong cùng một đội.
Khi làm việc theo nhóm, các thành viên trong nhóm thường xuyên phải bàn bạc, thảo luận và trao đổi các phần công việc để đảm bảo bài tập đươc hoàn thành đúng hạn. Bên cạnh đó, khi làm việc theo nhóm, các thành viên trong nhóm cần phải thảo luận và bàn bạc giữa rất nhiều “cái tôi” cá nhân để đưa ra được một ý kiến thống nhất, đại diện cho tập thể. Học sinh THPT sẽ có đươc khả năng bảo vệ ý kiến và thuyết phục các thành viên trong nhóm nghe theo ý kiến của mình hay tìm được cách phản biện một cách khéo léo, tránh mất lòng các thành viên khác trong nhóm.
Tham gia các hoạt động ngoại khóa
Thuyết trình và làm việc theo nhóm có thể giúp học sinh THPT rèn luyện những kỹ năng cơ bản áp dụng trong giao tiếp thì việc tham gia các hoạt động ngoai khóa sẽ giúp học sinh nâng cao những kỹ năng đó. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, học sinh tiếp xúc với nhiều người với những cá tính khác nhau và gặp các tình huống khác nhau, qua đó, kĩ năng giao tiếp cũng từ đó mà được nâng cao hơn.
Trong khi thuyết trình hay làm việc nhóm, việc dự đoán các tình huống giao tiếp đơn giản hơn, nếu làm nhiều học sinh sẽ quen và dễ dàng dự đoán được các tình huống đó. Tuy nhiên, đối với các hoạt động ngoại khóa, đám đông nghe thuyết trình hay các thành viên trong nhóm thường xuyên thay đổi, điều này sẽ dẫn đến việc các tình huống giao tiếp trở nên đa dạng hơn và học sinh buộc phải phát triển kỹ năng giao tiếp của mình để thích nghi với điều đó.
Không quá ngạc nhiên khi đa phần tại các trường học ở các nước phát triển, học sinh không chỉ được học các kiến thức văn hóa hỗ trợ cho công việc sau này mà còn được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ.
Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT hiện nay là việc làm quan trọng và không thể thiếu nhằm giúp học sinh tự tin không chỉ hòa nhập với môi trường Đại học mà dễ dàng hơn để hòa nhập ra thế giới. Chúc các bạn thành công!